Vì sao các trường Đại học cũng tiến hành nghiên cứu “Hợp chất Fucoidan”

Nếu bạn thử sờ vào rong biển hoặc lá bào tử tảo nâu nước lạnh Mekabu thuộc họ Undaria pinnatifida (hay còn gọi là tảo Wakame, đây là một loài tảo nâu dẹt trông giống như dải váy dùng làm thức ăn cho nên nó còn có tên gọi là tảo quần đới) ngâm trong nước, khi sờ lên bề mặt bạn sẽ cảm thấy trơn và nhờn, loại chất nhờn như vậy chính là “Hợp chất Fucoidan”.

Tuy nhiên loại thực phẩm có đặc tính trơn nhờn này rất có lợi đối với sức khỏe, còn những loại thực phẩm như đậu tương và cây sơn dược thì lại không có “Hợp chất Fucoidan”. Điều đáng nói là chỉ có các loại tảo nâu dưới đây mới có “Hợp chất Fucoidan” – hợp chất siêu nhờn: lá bào tử tảo nâu nước lạnh Mozuku (Nemacystusdecipens), Mekabu (phần nếp gấp của cây Wakame, hoặc Undaria ptnnatifida, gần rễ), tảo bẹ Kombu (thuộc họ Laminaria Japonica), rong biển dài Hijiki (Hijiki Fusiforme).

Vì sao các trường Đại học cũng tiến hành nghiên cứu “Hợp chất Fucoidan” - 2

Trong các tác phẩm của tiến sĩ Y học Daisuke Tachikawa cũng đề cập đến “Hợp chất Fucoidan” có hiệu quả tương đối ưu việt trong việc phòng chống hoặc điều trị những căn bệnh do thói quen sinh hoạt không hợp lý gây ra (bệnh của người trưởng thành). Đặc biệt là trong mấy năm gần đây, có rất nhiều học giả ở Âu Mỹ và Nhật Bản đã viết rất nhiều bài luận và nghiên cứu về hợp chất Fucoidan, khiến cho mọi người đều hy vọng “Hợp chất Fucoidan” có thể sử dụng làm thực phẩm chức năng góp phần điều trị và chống tái phát căn bệnh ung thư. Viện nông học trực thuộc trường Đại học Kyushu Nhật Bản cũng tiến hành các chương trình nghiên cứu có liên quan đến cơ năng sinh lý của “Hợp chất Fucoidan”, đại bộ phận các chương trình nghiên cứu đều có liên quan đến tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và chống u bướu.

Hiện nay cộng đồng trong và ngoài nước đều mong đợi thành quả nghiên cứu của chuyên gia thực hiện các chương trình nghiên cứu của Viện Nông học trực thuộc Trường Đại học Kyushu Nhật Bản.Ở Nhật Bản, tảo biển thường xuyên có trong bữa ăn hằng ngày, điều này có thể hiểu tại sao các học giả lại phải nghiên cứu về tảo biển, tuy nhiên tại các khu vực ở Âu Mỹ hầu như không ăn tảo biển, đặc biệt là Hoa Kỳ – Quốc gia luông coi công tác nghiên cứu căn bệnh ung thư là lĩnh vực mũi nhọn cũng khởi xướng phong trào nghiên cứu “Hợp chất Fucoidan”. điều này cho thấy mọi người đang mong đợi thành quả nghiên cứu về “Hợp chất Fucoidan” biết nhường nào.

Kết quả thực nghiệm đã chứng minh “Hợp chất Fucoidan” có 4 tác dụng sau đây:

Tăng cường khả năng miễn dịch

Có thể trực tiếp tấn công các tế bào ung thư nhằm thúc đẩy các tế bào ung thư phải đi theo con đường Apoptosis tự hủy diệt.

Ngăn chặn sự tái tạo mạch máu mới quanh các tế bào ung thư (cắt đứt nguồn cung cấp dinh dưỡng và ô-xy nuôi sống các tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn tế bào ung thư lan rộng, gây di căn ra những vùng khác).

Giảm bớt tác dụng phụ do phương thức điều trị gây ra. Nói một cách đơn giản là loại thực phẩm chức năng có các kết quả thực nghiệm rõ ràng và mang tính chất khoa học như vậy thì không có nhiều.

Ngày càng nhiều bác sĩ áp dụng phương pháp y học thực chúng EBM (Evidence-based medicine, y học thực chứng là một phương pháp thực hành y khoa dựa vào các dữ liệu y học một cách sáng suốt và có ý thức, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Các dữ liệu y học ở đây là kết quả nghiên cứu y học đã được công bố trên các tập san y học chuyên môn. Để sử dụng dữ liệu y học một cách “sáng suốt và có ý thức” thì người thầy thuốc phải cân nhắc, đánh giá, phân loại các dữ liệu nghiên cứu y học, kết hợp cùng kinh nghiệm lâm sàng và thông tin từ bệnh nhân. Tóm lại, cái “giáo lí” căn bản của y học thực chứng là bệnh nhân cùng làm việc với bác sĩ của họ, trang bị bằng các dữ liệu khoa học, để đi đến một quyết định, một sự lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân. Bởi vì chỉ có bệnh nhân mới biết về họ chính xác hơn là bác sĩ biết về họ) đã sử dụng “Hợp chất Fucoidan” để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, sau khi tìm hiểu lý do thì chúng tôi được biết hiện nay các học giả có trình độ tiên tiến nhất trên thế giới đã chính thức công bố luận văn nghiên cứu, đồng thời chứng thực và công nhận tác của “Hợp chất Fucoidan”.

Đồng thời, về phương tiện lâm sàng ngày càng càng có nhiều trường hợp bệnh nhân đã có chuyển biến tốt sau khi dùng “Hợp chất Fucoidan”, do vậy có thể nói “Hợp chất Fucoidan” đã được người bệnh, gia đình bệnh nhân, thậm chí là bác sĩ, nhân viên y tế đồng ý sử dụng.

Nguồn: http://nhatbanhaiduoc.com/vi-sao-cac-truong-dai-hoc-cung-tien-hanh-nghien-cuu-hop-chat-fucoidan/

Leave a Comment