Tuesday, April 16, 2024
HomeBảo Vệ Thực VậtKhoa học cây trồng giúp giảm thiểu tác động của biến đổi...

Khoa học cây trồng giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Việc biến đổi khí hậu liên tục gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường và khó lường trên toàn cầu tạo ra nhiều thách thức mới cho nông dân.

Hạn hán, ngập lụt và nhiệt độ khắc nghiệt sẽ gia tăng do nhiệt độ trái đất tăng thêm 2-3 °C (4-6 °F) trong vòng 50 năm tiếp theo đe dọa đến sản xuất nông nghiệp, giảm sản lượng thu hoạch và tăng áp lực về sâu bệnh.

khoa hoc cay trong giup giam thieu tac dong cua bien doi khi hau
Ảnh minh họa

Cùng lúc đó, nông dân phải thực hiện nhiệm vụ sản xuất lương thực cho số dân đang tăng trên toàn thế giới và giảm lượng khí nhà kính (GHG). Ngành nông nghiệp tạo ra 14-24% lượng khí thải này.

Ngành khoa học thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân vượt qua các thách thức nêu trên. Các nhà khoa học đang nghiên cứu các giống cây trồng có thể chịu hạn hán, chịu mặn và chống chịu các áp lực môi trường khác nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Các giống cây trồng chịu thuốc bảo vệ thực vật hiện có cho phép giảm lượng cày xới đất hoặc loại bỏ phương thức canh tác này, giảm sử dụng thiết bị nông nghiệp và nhiên liệu và từ đó giảm lượng khí nhà kính. Việc áp dụng tập quán không cày xới và hướng đến sử dụng thuốc diệt cỏ đã lưu giữ được hàng triệu tấn cácbon đioxít.

Các đặc tính chịu côn trùng và dịch bệnh trên thực vật do công nghệ sinh học mang đến cùng với các sản phẩm bảo vệ thực vật gián tiếp giảm lượng khí thải thông qua tăng năng suất, ngăn chặn sự mở rộng đất canh tác tới khu vực rừng mưa nhiệt đới và các khu vực hoang dã nơi là bể chứa cácbon. Thực tế, theo Báo cáo tháng 2 2013  của Cơ quan Quốc tế về Ứng dụng Công nghệ Sinh học nông nghiệp:

  • 1,9 tỷ kg là khối lượng giảm khí thải cácbon đioxít trong năm 2011 nhờ có cây trồng công nghệ sinh học mà không cần tới sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch.
  • 21,1 tỷ kg là khối lượng cácbon giữ lại trong đất nhờ sử dụng cây trồng công nghệ sinh học chịu thuốc diệt cỏ từ đó tạo điều kiện giảm dần đến không thực hiện canh tác có cày xới.
  • 473 triệu kg là khối lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm từ năm 1996 đến 2011 nhờ áp dụng cây trồng công nghệ sinh học kháng côn trùng.

Việc sử dụng thuốc diệt cỏ có hoặc không có hạt  sinh học cho phép giảm dần đến không thực hiện canh tác có cày xới để kiểm soát cỏ dại. Khi máy móc phục vụ cày xới không cần đến có nghĩa là lượng nhiên liệu cũng như lượng cácbon thải vào không khí (mỗi lần cày xới đất, lượng cácbon được giải phóng sẽ giảm đi. Theo CropLife America, một lần (sử dụng thuốc diệt cỏ có thể thay thế cho hai lượt canh tác  cái mà đòi hỏi tiêu tốn gấp 4 lần nhiên liệu . Việc giảm diện tích cày xới đất  giúp ngăn chặn xói mòn đất, một trong các tác nhân quan trọng thường gây tách lớp cácbon. Thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho biết một mẫu đất đã cày xới bị xói mòn trung bình nhiều hơn 3 tấn so với một mẫu đất không cày xới.

Ngoài ra, các sản phẩm bảo vệ thực vật mới  được tạo ra để bảo vệ nguồn lương thực chính như ngô, đậu tương, gạo, lúa mì và bông khỏi hạn hán, nhiệt độ cao và các điều kiện khác có thể xuất hiện do biến đổi khí hậu. Những sản phẩm này có thể giúp ngăn chặn giảm năng suất gây ra bởi các áp lực môi trường.

Tóm lại, các sản phẩm bảo vệ thực vật và cây trồng công nghệ sinh học là rất quan trọng để giảm thiểu các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Những công cụ khoa học thực vật đang làm giảm đáng kể tác động của nông nghiệp đối với môi trường và biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.

Nguồn: http://croplifevietnam.org/khoa-hoc-cay-trong-giup-giam-thieu-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau.html

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here