Thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) là gì? có độc hại không

Thuốc bảo vệ thực vật về cơ bản có thể hiểu là các hợp chất hóa học, chế phẩm sinh học có nguồn gốc động, thực vật được con người sử dụng để bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của nhiều loại sinh vật gây hại (Sâu bọ, chim chuột, muông thú, nấm, vi khuẩn….)

-Luật có quy định điều 1, chương 1 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ) thì thuốc bvtv ngoài công dụng phòng trừ những sinh vật gây hại cho thực vật thì còn bao gồm nhiều chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng, các chất làm rụng lá, khô cây góp phần hỗ trợ việc thu hoạch mùa màng được thuận lợi.

Phân loại các loại thuốc bảo vệ thực vật (bvtv)

Thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) là gì? có độc hại không - 2

Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng:

✔Thuốc trừ sâu

✔Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng

✔Thuốc trừ bệnh

✔Thuốc trừ cá hại mùa màng

✔Thuốc trừ cỏ dại

✔Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông sản trong kho

✔Thuốc trừ nhện hại cây

✔Thuốc trừ thân cây mộc

✔Thuốc trừ tuyến trùng

✔Thuốc làm rụng lá cây

✔Thuốc trừ ốc sên

✔Thuốc làm khô cây

✔Thuốc trừ chuột

✔Thuốc điều hoà sinh trưởng cây

✔Thuốc trừ chim hại mùa màng

Thuốc bảo vệ thực vật (bvtv) là gì? có độc hại không - 3

Trong các nhóm thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại.

Điều đáng tiếc các nhóm thuốc bvtv chỉ có tác dụng diệt trừ một số loại sâu bệnh, dịch hại nhất định, chỉ có thể phát huy hiệu quả trong một vài điều kiện thời tiết, cây trồng, đất đai…. nhất định. Cũng vì vậy nếu không tính toán hợp lý, trong một mùa vụ sẽ phải sự dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trước khi quyết định chọn mua bất kì một loại thuốc bvtv nào thì đều phải tìm hiểu rõ ràng công dụng của nó, đồng thời tùy thuộc vào điều kiện ruộng vườn nhà mình ra sao, sâu bệnh giống nào. Nếu không thể biết được vui lòng nhờ các cán bộ có kỹ thuật, trình độ trợ giúp, thuốc bvtv không phải là thứ nên sử dụng bừa bãi

Luật cũng quy định người bán hàng phải có trách nhiệm tìm hiểu kỹ kiến thức về các loại thuốc bảo vệ thực vật, từ đặc điểm, cách sử dụng và phòng chống độc dược. Trước khi bán bất kì loại thuốc bvtv nào cho khách hàng phải hỏi thật kỹ xem khách cần diệt trừ dịch hại nào, trên giống cây trồng nào, điều kiện ngoại cảnh ra sao, sau đó mới giới thiệu loại thuốc bvtv hợp lý để đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo an toàn tới môi trường và con người.

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bvtv ra đời với mục đích không hề xấu, trước khi cấp phép sản xuất cho bất kì thuốc bvtv nào thì các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu đều đưa ra cách thức sử dụng sao cho an toàn nhất. Tuy nhiên, do không đủ kiến thức, hoặc quá tham lam mà khiến những cá nhân, tập thể sản xuất sử dụng thuốc bvtv không hợp lý, dẫn đến sự tồn dư một hàm lượng nhất định trong thành phẩm, biến sản phẩm của họ thành thực phẩm bẩn theo đúng nghĩa đen.

Thuốc bảo vệ thực vật gây tác hại đến sức khoẻ như thế nào?

-Tất cả các loại thuốc bvtv đều có tính độc rất cao, đặc biệt các loại thuốc trừ sâu, chỉ một lượng nhỏ tồn dư trên thân, cành, lá, quả của thực vật đều khiến cơ thể bị ngộ độc mức độ nhẹ-> nặng tùy liều lượng, có những ca ngộ độc rất nặng có thể dẫn đến tử vong, còn những ca nhiễm độc nhẹ sẽ từ từ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

-Trong cuộc sống có rất nhiều vụ tự tử bằng thuốc trừ sâu, loại thuốc này khi đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa sẽ lập tức thiêu đốt các mô tế bào, tàn phá sạch nội tạng của con người, vì thế khi có người dại dột uống thuốc trừ sâu các bạn ngay lập tức đưa người đó tới bệnh viện gần nhất, tại đây các bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể các dung dịch trung hòa thuốc trừ sâu (vì thế nhớ đem theo cả số thuốc còn sót lại để bác sĩ dễ nhận biết thành phần). Dù có sống thì hậu quả để lại cũng vô cùng nặng nề.
-Một số loài thuốc bvtv có tính bay hơi mạnh có thể gây khó chịu, mệt mỏi thậm trí gây choáng ngất cho người phun thuốc trực tiếp mà không có các biện pháp phòng tránh tốt

tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

Nói tóm lại, thuốc bảo vệ thực vật không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Leave a Comment