10 điểm “phải đến” ở Cần Thơ

Cần Thơ là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, nằm hiền hoà bên dòng sông Hậu. Cuộc sống nơi đây mang đậm nét của một vùng quê sông nước. Với lợi thế này, Cần Thơ đang là một điểm du lịch hấp dẫn của miền Tây. Hãy cùng chúng tôi trang bị những kinh nghiệm du lịch Cần Thơ bằng cách điểm qua những nơi “phải đến” của thành phố này nhé.

1. Chợ nổi Cái Răng

IslBG

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền vì thế họ không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền.

2. Vườn Cần Thơ

Các vườn du lịch với cây trái trĩu quả thu hút ngày càng đông khách đến thăm. Tới đây, bạn có thể vừa dạo chơi vừa thưởng thức trái cây ngay tại vườn và các loại đặc sản miền quê khác như cá nướng, ốc luộc, v.v. Hiện có rất nhiều vườn cây trái dành cho khách du lịch như Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thuỷ, vườn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt.

10-diem-phai-den-o-can-tho1

3. Vườn cò Bằng Lăng

Vườn cò Bằng Lăng – một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông. Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Tại đây, bạn có thể thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn…

????????????????????????????????????

4. Nhà cổ Bình Thủy

Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870. Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi… Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và chở từ Pháp sang. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân ÐBSCL.

10-diem-phai-den-o-can-tho3

5. Chùa Ông

Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Cần Thơ. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Chùa Ông có lối kiến trúc độc đáo được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Chùa được xây dựng năm 1894 – 1896 trên một khu đất có diện tích chừng 532m². Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, cá hoá long, chim phụng, ở hai đầu đao là hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công, một vị tướng thời Tam Quốc, tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh…

10-diem-phai-den-o-can-tho4

6. Chùa Nam Nhã

Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư. Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc, hội họp của các sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội.

10-diem-phai-den-o-can-tho5

Năm 1917, chùa được trùng tu. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m. Trong chính điện có bàn thờ sư cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ sư, ban thờ Tam giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử. Hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa.

Đến đây bạn không chỉ thưởng thức vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa, mà còn có thể tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam.

7. Chùa Phước Hậu

Ở Tản Nhạn có một ngôi chùa cổ đứng giữa những tán tre già. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Giữa thế kỷ XIX nơi đây chỉ là một am nhỏ do các tu sĩ từ miền Trung vào đây lập nên. Nhờ công quả của các vị ấy cùng với dân làng Ðông Hậu qua nhiều lần xây cất, trùng tu chùa Phước Hậu trở thành một thiền điện uy nghiêm. Từ đời Hoà thượng Hoàng Chỉnh khai sơn năm 1910 ngôi chùa là một trong các Tổ đình của Thiền Tông Nam Tế ở Việt Nam.

8. Chợ cổ Cần Thơ

10-diem-phai-den-o-can-tho6

Chợ Cổ Cần Thơ hay gọi là chợ Hàng Dương hay “chợ lục tỉnh”, nằm trên đường Hai Bà Trưng. Chợ này được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Chợ có một nét rất riêng, rất độc đáo của đồng bằng châu thổ.. đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông. Gần đây Thành phố Cần Thơ đã có dự án quy hoạch lại khu chợ cổ Cần Thơ với bến tàu du lịch, nhà chờ, gian hàng lưu niệm cho du khách….

9. Chợ đêm Tây Đô

Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn. Chợ Tây Ðô truớc đây là một chợ đầu mối trung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phương trong và ngoài nước. Bên cạnh chức năng trao đổi hàng hoá, tại đây còn có các dịch vụ ẩm thực, giải trí… Do quy mô hoạt động và tầm quan trọng đối với khu vực nên chợ Tây Đô là một trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ.

10. Bến Ninh Kiều

Vị trí: Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ, đường Hai Bà Trưng.

10-diem-phai-den-o-can-tho7

Bến Ninh Kiều hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa. Điều hấp dẫn du khách của bến là nhà thủy tạ trên sông. Nhà thủy tạ là một con tàu nổi bồng bềnh nối bờ bằng một đoạn cầu, hai bên cầu có lan can, khách có thể dừng chân đứng hóng gió. Nhà nổi này chính là nhà hàng ăn uống có hai tầng với hàng trăm chỗ ngồi. Khách tới nhà nổi, gọi ly nước ngọt, hoặc một xị rượu nếp than nhắm với món lẩu lươn đặc sản địa phương. Vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh sông Hậu. Trên sông đủ loại thuyền ngược thuyền xuôi tấp nập. Bến còn có công viên với nhiều loại cây quý, xanh mướt, là nơi vui chơi và sinh hoạt của người dân

Leave a Comment