Ứng dụng công nghệ sinh học tại các nông hộ nhỏ ở châu phi

Hãy đọc blog độc quyền từ Tiến sỹ Florence Muringi Wambugu, Sáng lập và Giám đốc điều hành của Quỹ quốc tế công nghệ sinh học Africa Harvest.

Thứ 5 ngày 2 tháng 7 năm 2015
Nairobi, Kenya

Một báo cáo từ Cục điều tra dân số dự đoán rằng tiểu vùng cận Sahara ở châu Phi sẽ đạt mức tăng trưởng dân số lớn nhất thế giới với mức tăng từ 926 triệu người lên gần 2,2 tỷ người vào năm 2050 – tức là thêm 1,3 tỷ người nữa. Nhưng ngành sản xuất thực phẩm ở châu Phi chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, và cũng không đủ cho tương lai. Chúng ta không chỉ cần có đủ thực phẩm mà còn cần những thực phẩm đủ dinh dưỡng.

ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-tai-cac-nong-ho-nho-o-chau-phi

Chúng tôi là một tổ chức phi chính phủ (NGO) phi lợi nhuận tập trung vào việc khai thác các công nghệ nông nghiệp tiên tiến và chuyển giao chúng để giúp các nông hộ nhỏ giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực. Cụ thể chúng tôi làm việc tại sáu quốc gia châu Phi: Kenya, Nam Phi, Tanzania, Burkina Faso, Nigeria và Ghana và sử dụng kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình để đảm bảo rằng châu Phi sẽ không bỏ lỡ cuộc cách mạng về công nghệ sinh học.

Một ví dụ tuyệt vời đó là dự án Gia tăng dinh dưỡng cho cây cao lương ở châu Phi (Africa Biofortified Sorghum (ABS)), một sự hợp tác công-tư giữa Africa Harvest và DuPont Pioneer sử dụng đổi mới công nghệ sinh học để mang lại những lợi ích về sức khỏe trên quy mô lớn cho người dân châu Phi. Dự án ABS được thiết kế để phát triển giống cao lương giàu dinh dưỡng hơn có thể làm giảm bớt tình trạng thiếu Vitamin A, cũng như sự thiếu hụt sắt và kẽm ở trẻ em dưới ba tuổi mà cao lương là khẩu phần ăn chính hàng ngày của chúng. Dự án này đã cho thấy vai trò của Africa Harvest trong việc phát triển và áp dụng công nghệ kỹ thuật. Cho đến nay nhóm dự ABS đã thử nghiệm thành công tại năm mùa vụ ở Kenya và 7 mùa vụ ở Nigeria.

Còn nhiều việc cần phải làm, nhưng những thành công trong tương lại của công nghệ sinh học tại châu Phi sẽ không phải là một bước tiến dễ dàng vì chúng ta phải tiếp tục đối mặt với nhiều  thách thức trong nhân thức. Để thành công, những người lãnh đạo châu Phi cần suy nghĩ về việc “chúng ta có những gì” và không phụ thuộc quá nhiều vào người ngoài.  Đặc biệt, các nhóm vận động chống lại sản phẩm biến đổi gen (GM) hoạt động tại các quốc gia châu Phi nơi mà công nghệ sinh học có tiềm năng phát triển nhất. Chúng ta cần đầu tư thêm vào thông tin, nhận thức và giáo dục sâu hơn nữa về các mặt của vấn đề này. Đó là thời gian châu Phi lắng nghe các nhà khoa học và các nhà tư tưởng của họ.  Africa Harvest luôn chào đón các đối tác sẵn sàng “đi tới cùng” với họ và cộng động mà họ phục vụ, để đảm bảo rằng công nghệ được chấp nhận từ đó cuộc sống của con người thay đổi theo hướng tích cực.

Nguồn: http://croplifevietnam.org/ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-tai-cac-nong-ho-nho-o-chau-phi.html

Leave a Comment