Friday, March 29, 2024
HomeDu LịchDu lịch Lạng Sơn thưởng thức bánh Ngải của dân tộc Tày

Du lịch Lạng Sơn thưởng thức bánh Ngải của dân tộc Tày

Đi du lịch tới một miền đất xa xôi hay tham gia vào các hoạt động vui chơi nhằm thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng? Có một gợi ý mà muốn các bạn trải nghiệm đó là du lịch Lạng Sơn và thưởng thức đặc sản bánh ngải cứu của dân tộc Tày.

du lich lang son thuong thuc banh ngai cua dan toc tay
Bánh ngải cứu của người Lạng Sơn

Bánh Ngải là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Trước đây khi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn thì bánh Ngải thường chỉ được dùng trong các lễ hội mừng lúa mới, ngày lễ Tết hay những ngày lễ quan trọng của dân tộc Tày. Ngày nay khi mà đời sống của các dân tộc ở các vùng núi được nâng cao hơn thì người dân tộc Tày lại dùng bánh Ngải như một món bánh thực phẩm hàng ngày, vừa để làm thương phẩm lại vừa làm bánh ăn trong những ngày nông nhàn.

Nói sơ qua về lá ngải, ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, là cây thân thảo, có thể sinh tồn trong nhiều năm, lá mọc so le nhau, giống hình lông chim, phiến lá men theo cuống đến tận gốc, đầu lá nhọn giống răng cưa, hai mặt lá có màu khác nhau, trên thì xanh thẫm, dưới thì màu hơi xanh trắng do có một lớp lông nhung bọc phía ngoài. Lá ngải cứu có tác dụng cầm máu, trị nhức đầu, đau bụng, nôn mửa, sát trùng, kháng khuẩn,…

Bánh Ngải có hình tròn giống bánh dày của người kinh nhưng lại có giá trị văn hóa và tâm linh của dân tộc Tày cũng như giá trị của bánh chưng, bánh dày trong ngày tết truyền thống của dân tộc Kinh vậy.

Nguyên liệu chính để làm nên món bánh ngải nổi tiếng gồm: là ngải, gạo nếp, vừng và đường phên. Nguyên liệu làm bánh ngải là những thực phẩm gần gũi với đời sống của người dân tộc Tày nhưng để làm nên một món bánh ngải ngon thì phải công phu trong khâu chọn gạo, chọn đường, chọn ngải. Gạo làm bánh phải là gạo nếp nương không được lẫn gạo tẻ, đường chấm bánh phải là đường phên, có màu vàng, ngọt, không có sạn và lá ngải phải là những lá ngải tươi, non, có màu xanh thẫm, được lựa chọn kỹ càng.

du lich lang son thuong thuc banh ngai cua dan toc tay anh 1

Nguyên liệu rất đơn giản nhưng để làm được một chiếc bánh ngải thơm ngon thì cần có sự khéo léo, tỉ mỉ và cả tình cảm của người làm bánh. Nghe có vẻ là khó tin, nhưng người Tày đem hết tình cảm, những mong muốn của mình vào bánh ngải – món bánh được người Tày dùng trong các ngày Tết và ngày lễ quan trọng.

Cách làm bánh ngải rất đơn giản nhưng cũng có những quy tắc bắt buộc để cho ra một chiếc bánh hoàn chỉnh. Đầu tiên chúng ta phải lên đồi lựa những lá ngải đảm bảo yêu cầu; gạo nếp thì phải đêm ngâm với nước từ 6 đến 8 tiếng, sau đó gạo nếp phải được vo sạch rồi đổ ráo nước.

Bước tiếp theo chúng ta sẽ đem lá ngải ra xử lý để cho sau khi chúng ta làm bánh bánh vẫn có màu xanh của lá mà không còn vị đắng nồng vốn có của nó. Có 2 cách để xử lý lá ngải. Đó là đem lá luộc với nước vôi trong hay có một vùng người dân lại đem lá ngải luộc với nước tro. Trong đó cách hay được dùng nhất là luộc với nước vôi trong. Nhưng nếu dùng cách luộc với nước tro thì nước tro phải là nước tro được lấy từ tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh chứ không phải tùy tiện mà dùng nước tro khác.

Lá ngải sau khi được đem luộc với nước vôi trong hoặc nước tro sẽ được đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem thái nhỏ. Lá ngải thái nhỏ, ráo nước sẽ được đem cho vào chảo nóng xao lên để làm giảm vị đắng của lá ngải và làm cho bánh sau khi làm sẽ có mùi thơm. Chú ý khi xao lá phải cho lửa vừa phải và dùng đũa xao đều.

Kế tiếp chúng ta sẽ đem gạo nếp đã được ngâm và để ráo nước cho vào chõ đồ chín thành xôi. Xôi sau khi được đồ chín đem dàn thành một lượt cho nguội bớt sau đó đem vào cối đá trộn lẫn với lá ngải, giã cho đến khi xôi nhuyễn thành một thứ bột sánh, mịn, dẻo quạnh và có màu xanh của lá ngải. Đây là công việc rất nặng nhọc và mất nhiều thời gian, chắc cũng vì vậy mà phong tục của người Tày thì công việc giã xôi là công việc của đàn ông trong nhà.

Sau khi xôi đã được giã nhuyễn sẽ được đưa nhanh ra mâm để chuyển sang công đoạn nặn bánh. Mỗi chiếc bánh sẽ được phủ một lớp mỡ mỏng và được bọc lá chuối. Nhân bánh cũng là một yếu tố quan trọng để tạo hương vị thơm ngon của bánh. Nhân bánh được làm từ vừng rang vàng, giã vụn rồi nấu cùng đường phên đã được làm chảy trên bếp nóng và để đặc lại. Bánh sau khi được nặn xong sẽ đem hấp cách thủy trong vòng 5 phút rồi vớt ra để nguội.

Bánh ngải sau khi hoàn thành sẽ thơm thoảng mùi gạo nếp và mùi lá ngải, bánh rất dẻo, ăn vào có vị ngọt của đường, vị đắng nhẹ của lá ngải và cả mùi vị thơm lừng của vừng được rang vàng. Bánh ngải là một loại bánh chay, rất dẻo, dễ ăn, không ngấy mà lại còn có khả năng chữa được một số bệnh, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu,… vì bánh được làm từ lá ngải phát triển tự nhiên không độc hại.

Bánh ngải là một loại bánh truyền thống của người dân tộc Tày, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì lẽ đó mà nó trở thành một phần không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của người Tày. Người con gái Tày không ai là không biết làm bánh ngải. Người Tày quan niệm rằng những người con gái không biết làm bánh ngải thì không được coi là con gái Tày.

Nếu ai đó có dịp đặt chân tới xứ Lạng thì hãy một lần thử món bánh ngải thơm, ngon khó quên này. Bánh ngải là đặc sản của Lạng Sơn nhưng cũng là một phần quan trọng trong nền văn hóa của người dân tộc Tày vì đây là món ăn truyền thống của người Tày đã được lưu truyền từ nhiều thế hệ.

Nguồn: http://timeoutvietnam.vn

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here